Có nên sử dụng sữa tươi nguyên chất vắt trong ngày?

Posted on Categories Cẩm nang sức khỏeTags , ,

Tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh khi uống sữa tươi chưa qua xử lý

Về cơ bản, sữa tươi chính là sản phẩm sữa từ các loài động vật như: bò, dê, cừu,…. chưa được trải qua quá trình xử lý hoặc chưa được xử lý triệt để bằng công nghệ khử trùng hay tiệt trùng. Loại sữa tươi nguyên chất này (thường là sữa bò tươi do lợi ích kinh tế cao hơn) đã được hạn chế tiêu thụ ở các nước phát triển do e ngại độ an toàn của chúng đối với sức khỏe con người.

Cụ thể, các loài động vật mà con người thường nuôi để lấy sữa như: bò, dê,…đều mang trên mình các vi khuẩn và mầm bệnh nhất định kể cả về biểu hiện bên ngoài trông chúng vẫn khỏe mạnh. Sữa được vắt trực tiếp từ những động vật này do đó cũng rất dễ nhiễm vi khuẩn trực tiếp từ động vật hay từ môi trường xung quanh như: đồng cỏ, đất, nguồn nước hay thậm chí là phân của động vật trong quá trình vắt ra.

Những loại vi khuẩn phổ biến có thể gặp trong sữa tươi nguyên chất chưa qua xử lý gồm; vi khuẩn E.coli, vi khuẩn Campylobacter và Salmonella. Ký sinh trùng thì có Cryptosporidium. E.coli là loại vi khuẩn nguy hiểm, nếu bị nhiễm khuẩn E.coli thì cơ thể người bệnh sẽ có những biểu hiện như: buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy liên tục, trong phân có máu,… nặng thì có thể gây ra các biến chứng như suy thận và thậm chí là tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Các loại vi khuẩn còn lại cũng gây ra tiêu chảy, đau bụng ở người nhiễm phải.

Sữa tươi cần được xử lý triệt để nhằm loại bỏ mầm bệnh có hại

Trong sữa tươi thô chưa trải qua bất cứ công đoạn khử trùng nào tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như vậy nên việc uống sữa tươi nguyên chất chưa qua xử lý là vô cùng nguy hiểm.

Ở các hộ nông dân nuôi bò sữa thì sau khi vắt sữa ra người ta có thể diệt khuẩn bằng cách đun sôi chúng lên rồi để nguội và uống. Tuy vậy, với cách làm này sẽ không đảm bảo hoàn toàn loại bỏ được hết vi khuẩn cũng như ký sinh trùng có thể tồn tại trong sữa tươi thành phẩm do trong quá trình đun thì dụng cụ được sử dụng cũng như cốc đựng chưa chắc đã hoàn toàn sạch sẽ và thêm vào đó việc xử lý trên nhiệt độ cao một cách tương đối đơn giản như vậy có khả năng làm mất đi một lượng dinh dưỡng đáng kể trong sữa tươi.

Công nghệ xử lý nhiệt Pasteur ra đời là phương pháp hiện đại nhất hiện nay mà qua đó tiêu diệt hết được vi khuẩn gây hại trong sữa tươi nguyên chất thô mà vẫn đảm bảo giữ lại tương đối đầy đủ các chất dinh dưỡng có trong sữa nguyên liệu.

Hiện các nhà máy chế biến sữa đang áp dụng hai phương pháp xử lý là:

Tiệt trùng bằng cách làm nóng sữa ở nhiệt độ cao (135-140 độ C) trong thời gian cực ngắn khoảng 4 giây để cho ra thành phẩm sữa tươi tiệt trùng, bảo quản ở nhiệt độ 25  -30 độ C.

Thanh trùng bằng cách làm nóng sữa ở nhiệt độ thấp hơn (75 – 99 độ C) trong 15 giây để cho ra thành phẩm là sữa tươi thanh trùng, bảo quản ở nhiệt độ 2 – 4 độ C.

Có thể nói rằng hàm lượng dinh dưỡng trong sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng không khác mấy so với sữa tươi nguyên chất là bao mà thêm vào đó chúng lại an toàn cho sức khỏe người dùng hơn hẳn do đã được loại bỏ triệt để mầm bệnh có hại.

Dalatmilk xin thông tin cùng bạn!

Nguồn: sieuthisuatuoi

Hình ảnh: bbcgoodfood

Sữa chua nhà làm

Posted on Categories Công thức trong ngàyTags , , ,

Số lượng: 8 hũ nhỏ (dung tích: 125ml)

Nguyên liệu

Bạn lưu ý hương vị sữa chua sẽ phụ thuộc vào nguyên liệu, nguyên liệu càng tốt, càng ngon thì sữa chua thành phẩm càng ngon.

Cách làm:

Bước 1: Để sữa chua làm men sống ở nhiệt độ phòng cho hoàn toàn hết lạnh và lỏng mềm.

Bước 2: Đông sữa tươi và sữa đặc, khuấy đều rồi cho vào nồi. Đun đến khi sữa đạt nhiệt độ 90 – 95 độ C. Bắc nồi ra khỏi bếp, để nguội cho khoảng 40 – 45 độ C.

Bước 3: Cho 2 -3 thìa sữa vào bát đựng men, khuấy nhẹ tay để phần men hòa quyện vào sữa. Hoặc bạn có thể dùng ray ray phần men sữa chua vào hỗn hợp sữa tươi và sữa đặc. Bạn lưu ý khi khuấy không nên đảo mạnh tay có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của men.

Bước 4: Chia đều sữa vào các hũ đựng, đậy kín nắp (hoặc có thể dùng nilon bọc bên trên miệng). Nếu có bọt trên mặt, bạn có thể dùng thìa để hớt sạch bọt đi.

Bước 5: Ủ sữa chua: bạn có thể sử dụng nồi cơm điện/ nồi áp suất/ thùng xốp hoặc nồi có nắp đậy kín để: xếp các hũ sữa chua vào dụng cụ ủ.  Đổ nước nóng già ngập khoảng 2/3 hũ sữa. Tùy vào khả năng giữ ẩm của dụng cụ, mà cứ sau 2 -3 tiếng đồng hồ bạn thay nước một lần để giữ nhiệt độ ấm trong dụng cụ ủ. Nếu trời nắng nóng, có thể ủ sữa dưới trời nắng.

Bước 6: Khi sữa đã đông lại và đủ chua, bảo quản trong tủ lạnh. Sữa chua có thể bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 2 – 3 tuần. Nếu muốn làm men cái để trong khoảng 1 tuần.

*Nếu muốn làm sữa chua không đường, bạn có thể bỏ phần sữa đặc, chỉ dùng sữa tươi, nhưng phải cho thêm sữa bột để tăng lượng protein và tạo độ đặc cho sữa.

Chúc bạn thành công!

Nguồn: www.savourydays.com